Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt được mệnh danh là 1 trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam, cùng với Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc) và Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh). Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt mà Yeudalat chia sẻ dưới đây sẽ là thông tin bổ ích giúp bạn có một chuyến đi Đà Lạt thú vị, nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất!
Địa chỉ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
Với khung cảnh yên bình, thanh tịnh, Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt không chỉ hấp dẫn du khách trong nước mà còn với cả du khách nước ngoài. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km, trên đỉnh núi Phụng Hoàng, bao quanh là núi non trùng điệp và hồ Tuyền Lâm.
Lịch sử hình thành Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
Vào những năm 1986 khi ngài Thích Thanh Từ đang say giấc ngủ thì mơ thấy mình ôm cổ Phụng Hoàng bay vút lên trời xanh. Tỉnh giấc, ngày liền nghĩ tới Đà Lạt với khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh tuyệt đẹp, thanh vắng, nếu có thiền viện ở đây sẽ giúp chúng
Truyền thuyết về Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
Vào một đêm những năm 1986 khi đang say mình trong giấc ngủ ngài Thích Thanh Từ nằm mộng thấy mình đang ôm cổ Phụng Hoàng bay vút lên. Tỉnh giấc sau khi chiêm nghiệm ngài liền nghĩ tới thành phố Đà Lạt với khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh tuyệt đẹp, núi hồ thanh vắng nếu có một thiền viện cho chúng tăng tu đạo sẽ sớm thành chính quả. Khi đi tới khu vực Hồ Tuyền Lâm ngài rất hài lòng với khung cảnh thiên nhiên nơi đây và sau đó tiến hành thủ tục xin cấp đất.
Vào tháng 4.1993, Thiền Viện Trúc Lâm chính thức được xây dựng và đến 2.1994 thì hoàn thành. 1 trong 3 người thiết kế cho khu Thiền viện này chính là ông Ngôi Viết Thụ – người thiết kế ra Dinh Độc Lập ở TP HCM.
Cấu trúc Thiền Viện Trúc Lâm
Thiền Viện Trúc Lâm được phân chia thành 4 khu vực gồm Khu tịnh thất hòa thượng, Khu Hòa Thượng Viện Trường, Khu vực ngoại viện và Khu nội viện tăng và nội viện ni.
Đường đi đến Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
Nằm trên đường Trúc Lâm Yên Tử, phường 10, Đà Lạt, để đến Thiền viện, từ trung tâm thành phố, du khách đi theo hướng chợ Đà Lạt, qua cầu Ông Đạo sau đó rẽ vào Trần Quốc Toản. Tiếp theo du khách đi thẳng tới đường 3 tháng 4 để qua đèo Prenn sẽ thấy đường chỉ núi Phụng Hoàng và tượng phật vàng lớn thì bạn rẽ phải đi thẳng sẽ đến Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt.
Giá vé cáp treo thiền viện
Đến Thiền Viện Trúc Lâm, du khách có thể trải nghiệm dịch vụ đi cáp treo từ đồi Robin Đà Lạt xuống thiền viện và ngắm toàn cảnh núi rừng Đà lạt đẹp nên thơ không phải ở đâu cũng có.
Giá vé cáp treo ở đây là 50.000/chiều; 70.000/khứ hồi. Nếu không thích đi cáp treo bạn cũng có thể lựa chọn đi bằng xe máy hoặc ô tô để đến đây.
Điểm tham quan du lịch Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
Đến đây, du khách sẽ bị choáng ngợp với những bức phù điêu quanh chánh điện vô cùng công phu và tỉ mỉ. Nếu đến đây vào các ngày 14 và 19 âm lịch hàng tháng, bạn sẽ được nghe hòa thượng giảng thiền.
Khuôn viên thiền viện là tháp chuông – ngắm toàn cảnh núi Phụng Hoàng và hồ Tuyền Lâm – nơi có khung cảnh huyền ảo mơ mộng.
Cổng Tam Quan
Đi từ hồ Tuyền Lâm lên thiền viện, bạn phải đi bộ lên một con dốc cao với 140 bậc thang bằng đá, qua 3 cổng tam quan để đi vào chính điện. Trên đường đi bạn sẽ được chiêm ngưỡng khu rừng thông xanh ngát với không khí trong lành. Ở đây bạn sẽ được ngắm nhìn Hồ Tuyền Lâm từ trên cao.
Ngôi Chính Điện
Đây là nơi linh thiêng nhất của Trúc Lâm thiền viện với thời tự đơn giản nhưng mang đầy ý nghĩa Phật giáo. Giữa chính điện là tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiểu cao 2m khá độc đáo.
2 bên tượng phật là bức họa Bồ Tát. Phía trên chính điện có các bức phù điêu khắc hình ảnh 8 tướng thị hiện của Đức Phật và các án thờ bằng gỗ.
Vườn hoa Thiền viện
Vườn hoa này nằm phía trước chính điện với rất nhiều loại hoa khác nhau, được du khách đánh giá là sở hữu nhiều giống hoa lạ, quý hiếm được các hòa thượng mang về từ nhiều nơi trên thế giới như hoa xác pháo, hoa móng cọp, hoa phù dung, hoa sim tím, hoa thiên điểu…
Khu Hồ tịnh tâm
Đi qua vườn hoa về phía các bậc thang chính là khu Hồ Tịnh Tâm với hồ nước trong xanh và không gian tĩnh lặng. Quanh hồ là hàng cây liễu rủ bóng và dưới hồ có rất nhiều các loại rùa, cá.
Lưu ý quan trọng khi tham quan thiền viện Trúc Lâm
+ Vé vào cửa là MIỄN PHÍ, không thu phí bất kỳ chỗ tham quan nào.
+ Thiền viện mở cửa từ 5h sáng – 21h tối hàng ngày.
+ Du khách nên ăn mặc lịch sự. Váy ngắn, quần ngắn và trang phục nhạy cảm sẽ không được đi vào. Không buôn bán, tụ tập đông bên trong thiền viện.
+ Đến khu Chánh điện, du khách nên bỏ giày dép bên khi bái Phật, và đặc biệt không chụp ảnh bên trong chánh điện.
+ Khu nội tăng, nội ni cấm khu vực khách tham quan
+ Lối xuống hồ Tuyền Lâm với 140 bậc thang đá khá dốc, đoàn có người già yếu không nên đi.
+ Bãi giữ xe ở Thiền viện Trúc Lâm hoàn toàn miễn phí
Trên đây là một số những thông tin cơ bản cho hành trình du lịch Đà Lạt sắp tới, nếu bạn có ý định ghé thăm Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Ngoài Thiền Viện Trúc Lâm, 100 địa điểm du lich đẹp nhất Đà Lạt ở đây sẽ giúp bạn có một chuyến đi thật nhiều trải nghiệm đáng nhớ!