Nếu như đến Đà Lạt mà bỏ qua Lăng Nguyễn Hữu Hào thì quả là một điều đáng tiếc. Ở phía Tây Nam xứ Đà Lạt, Lâm Đồng này, có một quần thể lăng mộ cực đỗi tráng lệ của một người là Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào, cha ruột Nam Phương Hoàng hậu – Nguyễn Hữu Thị Lan, tức quốc trường Hoàng đế Bảo Đại – Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy.
Giới thiệu về lăng Nguyễn Hữu Hào
Ngày 10-9-1941, sau 4 năm xây dựng, khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào là công trình kiến trúc kỳ công tọa lạc ở một vị trí đắc địa có cổng trước hướng về trung tâm thành phố Đà Lạt. Ngay từ khi đặt chân lên điểm đến trên ngọn đồi thông bạt ngàn, du khách có thể thấy một công trình có kiến trúc hình hoa sen nở, trông vừa thanh thoát lại vừa trang nghiêm kín đáo.
Lăng nằm cách Dinh thự Nguyễn Hữu Hào – dinh thự cùng tên của ông – chừng 4km và được xây dựng lại thành Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng ngày nay được. Ngoài dinh thự này, Dinh I, III còn được cho là ông xây tặng cho con gái sau khi lập gia đình với Bảo Đại.
Di chuyển đến lăng Nguyễn Hữu Hào
Chợ Đà Lạt → Nguyễn Văn Cừ → 3 tháng 2 → vòng xoay ngay khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt → Hoàng Văn Thụ. Ngã ba phía bên phải là đường đi Làng hoa Vạn Thành, chạy thẳng lên một chút sẽ thấy cổng lăng.
Kinh nghiệm thuê xe máy Đà Lạt giá tốt nhất
Nguồn gốc lịch sử hình thành lăng Nguyễn Hữu Hào
Sinh ra là người con của xứ Gò Công, Tiền Giang, ông Nguyễn Hữu Hào là một đại điền chủ rất giàu có ở đất Nam Kỳ khi còn sinh thời. Theo sử sách truyền lại, vào năm 1982 gia đình ông đã có hơn 1000 mẫu ruộng.
Đến tuổi lập gia đình, ông cưới bà Lê Thị Bình – con gái của đại điền chủ huyện sỹ Lê Phát Đạt và sinh ra hai cô con gái. Trong đó có cô con gái út Jeanne Mariette Thérèse Nguyễn Hữu Hào hay Jeanne Mariette Thérèse Nguyễn Thị Hữu Lan (trên giấy khai sinh quốc tịch Việt Nam là Nguyễn Thị Hữu Lan), chính là Nam Phương Hoàng Hậu phu nhân của Hoàng đế Bảo Đại thuộc triều đại nhà Nguyễn đồng thời là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
Những ngày cuối đời, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào rất ít khi trở về quê hương Gò Công, chỉ sống ở lại Đà Lạt. Biết mình lâm bệnh nặng và khó qua khỏi, ông có di nguyện sẽ được chôn cất tại mảnh đất mà ông dành rất nhiều tình cảm này. Do đó, liên tục trong vòng 4 năm, khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào ra đời, một công trình kiến trúc kì công và đầy công phu, tráng lệ được Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương cho khởi công làm nơi yên nghỉ cuối cùng – thể theo di nguyện đã được đề ra – cho Cha Mẹ của mình.
Khám phá Lăng Nguyễn Hữu Hào – bí ẩn giữa lòng Đà Lạt
Lăng Nguyễn Hữu Hào được thiết kế trên một ngọn đồi cao, bao bọc bởi rừng thông già ngợp bóng, nhìn từ xa trông sẽ tự như đóa hoa sen đang nở. Cổng vào khu lăng mộ là một trụ biểu cao gồm bốn trụ thẳng đứng, bên trên trang trí hình hoa sen và hai con chó ngao cách điệu. Dọc thân trụ là hai cặp câu đối do chính Nam Phương Hoàng Hậu viết. Nội dung của hai câu đối tạm dịch như sau:
Dữ quốc đồng hưu thiên cổ hà sơn thư khoán vĩnh
Dưỡng thân dục đãi bách niên phong thụ đỉnh chung bi.
Chất giáng trụ thiên phảng phất anh linh quy thổ lạc.
Chung trừ túc địa uất thông vượng khí hộ giai thành.
Tạm dịch:
Một lòng với nước, ngàn năm sông núi mãi ghi trong sách sử, khoán ước.
Nuôi dưỡng cha mẹ, trăm năm cây gió khắc ghi nỗi đau buồn trên chuông đỉnh.
Chót vót chông trời, phảng phất khí thiêng về nơi an lạc.
Đất thiêng tốt lành, bao trùm vượng khí bảo vệ chốn giai thành.
Lối di chuyển lên lăng chỉ có một đường duy nhất, hay còn gọi là nhất chính đạo, bao gồm 36 bậc, cứ cách 9 -13 bậc sẽ có một chiếu nghỉ, tổng cộng 158 bậc với độ dốc thoai thoải. Trên lăng có một khoảng sân tế rộng và 1 cửu đỉnh lớn. Thành lan can bao bọc sân tế với mái mộ xây bằng đá rửa, đúc bê tông hình tán xòe. La phông mộ được đổ theo kiểu giàn hoa, mái mộ lợp ngói lưu ly xanh.
Vào đến nơi, du khách sẽ được tham quan mộ ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình. Ngôi mộ của hai người được tạc bằng đá xanh nguyên khối với nhiều hoa văn công phu, đặt song song, cao hơn mặt nền khoảng 30cm, ở cạnh nhau trong một tòa lăng được xây dựng theo lối kiến trúc phảng phất dấu ấn cung đình Huế. Lăng mộ có mái vòm và cây thánh giá trên đỉnh. Trên khu lăng mộ của ông Nguyễn Hữu Hào hiện còn hai văn bia được tạc trên đá xanh do hai người con gái của ông tạo lập nhằm truy niệm công đức sinh thành của đấng thân sinh.
Ngôi mộ vốn được rất ít người biết đến bởi được che khuất bởi rừng thông bao bọc xung quanh, cỏ dại và rong rêu phủ ngập những bậc thang, tường đá. Mãi đến sau năm 1990, khu di tích này mới được giao cho một đơn vị du lịch trông coi và tiến hành cải tạo, trùng tu. Và nhờ sức ảnh hưởng của mạng xã hội, địa chỉ này đã được nhiều người biết đến hơn trong thời gian gần đây, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều du khách chia sẻ rằng họ vô cùng ấn tượng khi đến tham quan địa điểm này và khu lăng mộ Quận công Nguyễn Hữu Hào cần được biết đến rộng rãi hơn.
Tuy có lịch sử hoành tráng là vậy, thế nhưng lăng mộ Nguyễn Hữu Hoàng vẫn nằm trong danh sách những địa điểm ít được công chúng biết đến, chưa được khai phá tại Đà Lạt. Nhiều du khách yêu quý các công trình di sản không giấu được lo ngại rằng khu lăng mộ sẽ bị hư hại, xuống cấp với tốc độ ngày càng nhanh bởi đã quá lâu không được trùng tu bảo dưỡng.
Trên đây là những gợi ý của Yeudalat.com cho những ai muốn đi du lịch Lăng Nguyễn Hữu Hào tại Đà Lạt – thành phố sương mù. Theo dõi blog để biết thêm những thông tin bổ ích khác và lên cho mình những hành trình du lịch thật khó quên tuy nhiên vẫn phải lưu ý bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh trong thời điểm này nhé.