Nhà Thờ Con Gà – 1 Nét cổ kính giữa lòng Đà Lạt

Đến với Nhà Thờ Con Gà – một địa điểm tham quan công giáo khác nằm giữa trung tâm Đà Lạt. Ở bài viết trước, chúng ta đã đến với Đại Chủng Viện Minh Hòa cách trung tâm Đà Lạt 5km đi xe, hôm nay chúng ta sẽ đến với một nhà thờ khác, gần trung tâm hơn, nhưng cũng là công trình tôn giáo lớn nhất ở Đà Lạt. Hãy cùng Yeudalat.com khám phá nhé.

Thông tin chung tham quan Nhà Thờ Con Gà

Địa chỉ: 15 đường Trần Phú, phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng

Liên hệ: 0263 3821 421 (Cha Phaolo Lê Đức Huân) 

Giờ lễ:

  • Ngày thường: 5  giờ 15 phút  sáng và 17h15 chiều 
  • Chủ nhật: 5 giờ 15 phút, 7 giờ , 8 giờ 30 phút , 16 giờ , 16 giờ 30  phút và 18 giờ 

Tên gọi khác: Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Nicôla Bari

Di chuyển đến Nhà Thờ Con Gà như thế nào?

Kinh nghiệm thuê xe máy Đà Lạt giá tốt nhất

Để di chuyển đến điểm tham quan trên du khách có thể lựa chọn đi theo lộ trình sau: 

Chợ Đà Lạt → Nguyễn Thị Minh Khai → Nguyễn Văn Cừ → Bà Triệu → bùng binh Trần Phú → Nhà Thờ Con Gà

Sự tích về Nhà Thờ Con Gà Đà Lạt

Nguồn gốc lịch sử

Năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin cùng với linh mục Robert thuộc Hội Linh mục Thừa sai Paris (MEP). 

Đến 1917, linh mục quản lý của MEP tại Viễn Đông là cha Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt với mục đích tìm nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ và đã cho xây dựng một dưỡng viện giáo đồ nay là một phần của nhà xứ.

Vào cuối tháng 4/1920, Giám mục Quinton (Giám quản Tổng tại Sài Gòn) ban quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt nay chúng ta hay gọi là nhà thờ Con Gà.

Nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt được chính thức khởi công vào 9 giờ sáng chủ nhật ngày 19/7/1931 do giám mục Colomban Dreyer (khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương và Thái Lan) đặt viên đá đầu tiên.

Được xây dựng theo đồ án của linh mục Céleste Nicolas, cha sở lúc bấy giờ thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà thờ Công giáo Rooma ở Châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roma và Công giáo Roma ở Châu Âu. Công trình này được xây dựng trong suốt 11 năm. Đến ngày 25/1/1942 nhà thờ này chính thức được khánh thành.

Nhà Thờ Con Gà  - 1 Nét cổ kính giữa lòng Đà Lạt

Sở dĩ nhà thờ có tên gọi là nhà thờ chính tòa Đà Lạt. Là vì trên ngọn thánh giá cao nhất của nhà thờ này. Được các nhà thiết kế gắn  vào đó  tượng một chú gà trống. Làm bằng hợp kim nhôm nhẹ và rỗng ở phần bên trong. Tên gọi nhà thờ con gà cũng được xuất phát từ đó. Hình con gà trên ngọn thánh giá còn có tác dụng thu lôi. Giúp cho nhà thờ này được bảo vệ qua những năm tháng. Tượng hình con gà làm bằng hợp kim dài 66cm và cao 58cm.được lắp thêm một trục bạc đạn bên dưới để chỉ hướng gió.

Bên cạnh chức năng chính là phục vụ những hoạt động công giáo cho người dân của vương quốc Đà Lạt, Nằm trong top 20 những địa điểm thu hút nhiều du khách nhất đến với Đà Lạt, Nhà Thờ Con Gà không chỉ nổi tiếng về cái tên, lịch sử hình thành hay biểu tượng con gà trống trên nóc nhà thời, mà du khách còn tìm đến nơi đây vì kiến trúc ấn tượng của tòa Nhà Thờ Chánh Đà Lạt này nữa. 

Chiêm ngưỡng kiến trúc Roman cổ giữa lòng thành phố Đà Lạt – phong cách Châu Âu còn sót lại tại Đà Lạt. 

Nhà Thờ Chính Tòa là một trong những công trình kiến trúc theo kiểu Roman – một phong cách Châu Âu sót lại tại mảnh đất sương mù này. Nhà thờ được thiết kế tổng thể theo một hình chữ thập với chiều dài là 65m và chiều rộng là 14m. Nơi cao nhất của nhà thờ là tháp chuông cao tới 47m. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang.

Nhà Thờ Con Gà  - 1 Nét cổ kính giữa lòng Đà Lạt

Thông thường lối kiến trúc Roman đặc biệt chú trọng vào phần trang trí. Vì thế nên. phần áp mái trang trí bằng 70 tấm hình màu, do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo, làm cho khung cảnh thêm huyền ảo. Tượng chịu lực xây dựng bằng gạch đá dày khoảng 30 – 40 cm. Trên tường trong nội thất được gắn các bức phù điêu bằng vật liệu xi măng và sắt.

Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở 2 bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dây cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tụ phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.

Nguồn gốc biểu tượng và tên gọi của nhà Nhà Thờ Con Gà Đà Lạt

Nhiều người cho rằng, gọi là nhà thờ Con Gà vì đây là biểu trưng của nước Pháp. Nhưng những người thông thạo kinh thánh thì nói rằng, con gà là gợi nhớ đến câu nói nhìn thấu nhân tâm của Đức chúa Jesus khi nói với đồ đệ của mình là Pétrus trước khi bị bắt: “Ta bảo thật ngươi, trước khi gà gáy 3 lần, người sẽ chối ta”. Chính bởi câu nói ấy nên lấy biểu tượng con gà đặt trên nóc của nhà thờ.

Tuy nhiên, một số người cho rằng, biểu tượng con gà không chỉ đơn giản như vậy. Theo sách của thánh Job – một bản kinh Cựu ước rất quan trọng, đã chỉ ra được nguồn gốc biểu tượng trí tuệ của Đức chúa trời. Con hạc trống và con gà trống đều được ban khả năng tiên đoán là: Con hạc trống có khả năng báo không sai mùa nước dâng trên sông. Đối với con gà trống thì báo trời sắp sáng, báo ngày và báo đêm.

Do đó, hình ảnh con gà trống được đặt trên nóc nhà thờ Con Gà ở Đà Lạt thể hiện tinh thần trong đời sống con người và cảnh tỉnh tâm linh.

Những địa điểm du lịch gần Nhà Thờ Con Gà Đà Lạt

Dưới đây là một số địa điểm du lịch gần kề nhà thờ chính tòa Đà Lạt. Du khách có thể tham khảo thêm những địa điểm chúng tôi đề cập dưới đây. Mong rằng có thể giúp ích được cho bạn. Giúp bạn tìm được một địa điểm du lịch mới nữa mà không phải tốn quá nhiều thời gian.

Những địa điểm du lịch Đà Lạt trên cùng một tuyến đường

  • Dinh Bảo Đại 3 Đà Lạt
  • Nhà Ga Đà Lạt
  • Quảng trường Lâm Viên Đà Lạt
  • Hồ Xuân Hương
  • Vườn Hoa Thành Phố Đà Lạt
  • Thiền Viện Vạn Hạnh
  • Thác Datanla Đà Lạt
  • Cáp treo Đà Lạt

Trên đây là những gợi ý của Yeudalat.com cho những ai muốn đi du lịch Nhà Thờ Con Gà tại Đà Lạt – thành phố sương mù. Theo dõi blog để biết thêm những thông tin bổ ích khác và lên cho mình những hành trình du lịch thật khó quên tuy nhiên vẫn phải lưu ý bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh trong thời điểm này nhé.

5/5 - (1 vote)

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Designed by nvmac.org
DMCA.com Protection Status